You are currently viewing *** Ba giai đoạn và 6 cuốn sách ***

*** Ba giai đoạn và 6 cuốn sách ***

*** Ba giai đoạn và 6 cuốn sách ***
2019-2020 có thể nói là năm bản lề (có thể ) cho những người sinh tầm năm 1984 như mình (+/- vài tuổi) ở vào độ tuổi 30+ : đã bước qua ngưỡng ngây ngây thơ thơ bồng bột mãnh liệt của tuổi trẻ, cũng chưa quá già để bình bình an an, vẫn còn nhiệt huyết để dấn thân, nhưng có kinh nghiệm can qua hơn để hiểu và quý trọng những điều thân tâm nhất.
Vài suy nghĩ cho cả 1 giai đoạn 30 mấy năm (tam thập nhi lập +/- 5) và để trân trọng người bạn Sách đã đi cùng với mình suốt cả 1 chặng đường dài. (chủ yếu viết về giai đoạn #2 và 06 quyển sách ảnh hướng nhất trong vòng 15 năm trở lại đây đối với mình)
Về cơ bản cuộc đời theo mình nghĩ chia làm 3 hoặc 4 giai đoạn như sau:
1- Giai đoạn 1 [Khuôn, phụ thuộc]: từ lúc sinh ra đến tầm 18-22 tuổi (tốt nghiệp đại học, chuẩn bị đi làm) – giai đoạn của 1 thế giới quan bị áp đặt theo tiêu chuẩn Chân-Thiện-Mỹ [!] (từ bố mẹ, ông bà, gia đình, nhà trường, xã hội) – một thế giới không phải của mình, không do mình cảm niệm, và mình gần như bất lực trong việc ảnh hưởng đến nó.
2- Giai đoạn 2 [Phá Khuôn, độc lập]: từ lúc bắt đầu ra xã hội, đi làm đến tầm 30+ – định hình lại các quan niệm về thế giới và các mối quan hệ tương quan, đồng thời phát triển 1 bộ các giá trị, nguyên tắc, nhân sinh quan phù hợp với bản thân.
Một trong những giai đoạn quan trọng nhất của cuộc đời, nếu lột xác thành công, trở lên độc lập (cả về tư tưởng và tài chính) thì sẽ tiến trên 1 con đường hoàn toàn khác, còn không thành công thì sẽ mãi phải học và học được bài học thì mới có thể đi tiếp.
Giai đoạn này mình tràn đầy băn khoăn, hoang mang, lo sợ…rất may là có Sách bên cạnh, đã nâng đỡ và dìu dắt mình qua 1 giai đoạn đầy biến động của cuộc đời, để xác định xem cái gì thật – cái gì không, phải trái đúng sai, cái gì không đúng không sai, cái gì đánh đổi được và cái gì không, hậu quả kết quả của nó, cực đoan và cân bằng là làm sao, hoặc là nhìn rõ bản chất của thế giới hơn.
Một trong những thói quen quan trọng nhất để lại ảnh hưởng sâu rộng đến suốt quãng đời của mình là “đọc sách” – không biết bao nhiêu lần, chính nó đã giúp mình trưởng thành, vượt qua bao khó khăn, những giai đoạn khủng hoảng, cô độc, để phát triển đến như bây giờ. Chắc chắn việc đọc sách là một ơn huệ không đo đếm được để mình có thể trở thành 1 con người như bây giờ.
Cám ơn 06 quyển sách sau đã làm cho giai đoạn này của mình thực sự có ý nghĩa, giá trị, và vô vàn biết ơn:
(1) Heart Sutra (Siddhārtha Gautama) [Heart Sutra – Bát Nhã Tâm Kinh]
– định tâm chú, trước mọi cảm xúc, hiểu rằng các cảm xúc giác quan… là 1 phần tất yếu của con người, nhưng nó không phải là mình… (bàn kỹ hơn chắc phải mất cả 1 buổi ít nhất, nên thôi!)
(2) The Road Less Traveled (M. Scott Peck) – Con đường ít người qua lại
– Con Người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội, một “động vật” mang đầy tính tâm lý bầy đàn, bị ảnh hưởng nhiều bởi những trải nghiệm trong quá khứ nhất là lúc còn nhỏ, và MỌI chuyện trong mối tương quan người – người – xã hội đều có thể xảy ra.
(3) Atlas Struggle (Ayn Rand) – Người khổng lồ trỗi dậy (Atlas vươn mình)
– Công Việc (làm 1 cách tốt nhất có thể) tự bản thân đó là nhân phẩm, works done perfectly itself an integrity. Không cần ai khen hay chê, bản thân mình khi focus-chú tâm, và làm hết sức có thể, đó đã là 1 thành công, hạnh phúc, viên mãn.
(4) The Meditation (Marcus Aurelius) Emperor’s Handbook – Suy Tưởng
– Tâm bất biến trước bất cứ điều gì xảy đến, a disposition glad of whatever may come.
(5) The Prince / Il Principe (Niccolo Machiavelli) – Quân Vương (Nhà Lãnh Đạo)
– Con người luôn được dậy để hướng thiện, nhưng phần lớn xã hội hoạt động theo bản năng & dục vọng trần trụi, bản chất của phần lớn thế giới là đây.
(6) Faust (J.W. Goethe) – Kịch Faust của Goethe.
– “Grau, theurer Freund, ist alle Theorie, Und grün des Lebens goldner Baum.
My friend, all theory is grey, and green. The golden tree of life.”
Tẩt cả lý thuyết đều màu xám, chỉ có cây đời mãi mãi xanh tươi – mọi điều đều nên và cần trải nghiệm. Đừng tin những gì người khác nói & làm, chỉ tin những gì bạn đã trải qua và kiểm nghiệm.
3- Giai đoạn 3 [Lập Khuôn, liên lập]: 30+ trở ra, sau khi đã tự lập và có quan niệm riêng về thế giới rồi, thì cần làm gì để hiện thực hoá hoặc minh chứng những quan niệm đó, những niềm tin đó.
4- Giai đoạn 4 [Phá Lập Phá Không]: chưa nghĩ ra, nhưng cứ cho là đã thực hiện được #3 rồi, thì chắc câu hỏi tiếp hoặc sẽ là còn gì nữa không – nếu có lại lập lại 2,3? hoặc sẽ là cứ như vậy đến chết thôi là được?
Vài suy nghĩ trong giai đoạn cuối 2019, đầu 2020 khi cảm quan thấy 1 sự thay đổi rõ rệt và cảm nhận được 1 phương vị hoàn toàn mới.
Cuối cùng thì đích đến của tất cả chúng ta đều giống nhau, quan trọng là trên con đường đó chúng ta làm gì & trải nghiệm gì mà thôi.
Saigon, 20.01.07
HL.
Vui lòng đánh giá bài viết! Click to rate this post!
[Total: 2 Average: 4]

Leave a Reply