Thoughts of the day (Suy tưởng hàng ngày)

23.02.21
Nếu Alan Watt nói về việc tính tương liên và hợp nhất của con người và vũ trụ, vũ trụ như biển con người như sóng, những gì người khác hoặc ta làm và nhìn đều không thể diễn ra một cách độc lập được, đều có ảnh hưởng lẫn nhau. Thì cái này cũng tương đồng với tính “Không” trong đạo Phật? Mọi thứ đều là sự cấu thành của rất nhiều thứ khác, không thể tồn tại một tự tính độc lập hoàn toàn được (sự không độc lập này gọi là tính Không).

Ngoài ra cái này cũng có thể liên đới tới Duy Thức luận mà Trần Huy có đề cấp đến, vạn vật tồn tại vì ý thức của chính chúng ta, nếu chúng ta không còn ở đấy, ý thức không còn ở đó, thì sự nhận biết (và do đó các sự vật) đều không tồn tại?

23.02.16 (2)
Nếu bạn không bên tôi (hoặc thấu hiểu cho tôi) những lúc tôi khó khăn, buồn nản – thì bạn cũng không xứng để bên tôi những lúc tôi phát đạt, vui vẻ.

Thường những người hay chỉ trích, buộc tội, phán định người khác – nhất là nhằm có cảm giác ở trên người khác, tốt đẹp hơn người khác, hoặc siêu việt hơn người khác – lại là những người rất yếu đuối tận trong thâm tâm. Vì yếu đuối và dễ vỡ nên không đủ dũng cảm để bày ra mặt xấu, mặt không tốt của mình – và do đó cũng không đủ bao dung để hiểu và thu nạp những điểm chưa tốt của người khác.

23.02.16
Quả thực là tìm được một người thực sự thương (vì người khác, hoặc đơn giản là chịu lắng nghe, nghĩ đến cho người khác) còn khó hơn là đi bộ lên mặt trăng. Nhiều lúc bị chìm vào trong những lời nói hoa mỹ, những kiến thức sâu rộng, khuôn mặt đẹp, những cử chỉ duyên dáng, những hành động lấy lòng nhỏ & đẹp, những cảm xúc nhất thời, những sự hào nhoáng mờ mắt mà đánh giá nhầm và lầm một người. Cứ luôn nghĩ người ta tốt với mình nhưng thực sự thì hành động lại luôn đi ngược lại. Và điều quan trọng là lúc nào người đó cũng đặt mình là trung tâm, còn mọi người khác chỉ là phụ trợ – dù có nói lời cao đẹp đến đâu đi nữa nhưng hành động thì luôn ngược lại.

Cần cần trọng, cần cẩn trọng ! Hãy mở to mắt ra và dùng trái tim để cảm nhận! Để thấu triệt!

Đời này có quá nhiều thứ ích kỷ, vị kỷ được phủ lên bởi tấm màn đẹp đẽ & những lý do đạo đức cao cả, hãy nhìn với 1 thái độ cách xa, và để thời gian & hành động trả lời.
Nếu người chỉ đến với ta trong những lúc ta tốt đẹp và hạnh phúc, còn buộc tội và rời xa ta trong lúc ta thất bát và chìm sâu. Thì người cũng chẳng xứng đáng để đi cùng ta hoặc có được sự trân trọng của ta.

Ngược lại ai đến với ta bằng sự chân thành, bằng tình thương yêu (nhiều khi chỉ là đơn thuần giữa người với người), đồng cảm và lắng nghe, không phán xét và nhất quyết “chỉ ra lỗi sai”, chỉ đơn thuần dành thời gian để ở bên và lắng nghe, trong mọi hoàn cảnh, lúc ta khốn khó cũng như lúc ta đắc ý. Luôn giữ được cái tình thương thuần khiết. Thì cực lực ta nên trân trọng, nên dùng hết tấm lòng để đối lại, cảm nhận 1 tình thương thuần khiết và đơn giản, thể hiện bằng hành động cụ thể, chỉ vậy thôi !

23.02.13
Albert Camus có thể nói về hư vô chủ nghĩa và sự vô nghĩa của cuộc sống, vì ai rồi cũng chết, và chết là hết. Nhưng nếu không phải thế thì sao? Nếu như chết không phải là hết? Nếu như sau chết vẫn còn là một cái gì đó?

23.02.10
“cái gì của mình (cuối cùng) sẽ là của mình” > nonsense, chả có gì thực sự là của mình cả, vô ngã và vô thường phủ lên mọi thứ, tánh không ở khắp chốn. Nên chúng ta thực sự không sở hữu bất cứ gì cả, cát bụi lại trở về với cát bụi mà thôi…

23.02.07

You never know one word of kindness or a clap of hand for job well-done – may affect a person life how much! (While listening interview by FreshAir with Ocean Vuong – part on his mother 25 years nail saloon working never get an applaud)

23.02.01
Làm việc gì muốn có thành quả đều cần kỷ luật & nỗ lực không ngừng, nếu chỉ dựa vào đam mê hay hứng khởi nhất thời (có hứng mới làm) thì việc gì cũng dở dở ương ương, nửa chín nửa sống, mãi không thành được quả. Kỷ luật và nỗ lực tinh tấn hàng ngày là những điều ta có thể tự mình thiết kế, tự mình quyết định, nằm trong tầm kiểm soát và ảnh hưởng của chính ta, ta chính là chủ nhân của nó. Còn đam mê & hứng khởi (hay cảm xúc) thì lúc đến lúc không, lúc thì bùng cháy hừng hực như núi lửa, lúc thì lạnh lẽo cô quạnh như căn nhà hoang trên núi; mà ta thì không thể dự đoán hay biết trước được lúc nào đang cháy lúc nào lạnh lẽo, nên ta bị phụ thuộc vào nó, cả thành quả lẫn tinh thần; như thế cảm xúc này lại chính đang làm chủ chúng ta, chúng ta chính là nô lệ cho nó.
Chúng ta như vậy, muốn như thế nào đây?

Vui lòng đánh giá bài viết! Click to rate this post!
[Total: 1 Average: 5]

Leave a Reply