You are currently viewing Tâm Thức Đông Phương Trong Đời Sống Hiện Đại

Tâm Thức Đông Phương Trong Đời Sống Hiện Đại

  • Post author:
  • Post category:Life
  • Post comments:0 Comments

Tâm Thức Đông Phương Trong Đời Sống Hiện Đại
-GS. Lê Vân Tú

“…Đời sống quá bận rộn về thể chất và căng thẳng về tinh thần làm cho tâm linh chúng ta yếu đi, tâm hồn chúng ta khô héo, và tình cảm chúng ta cạn dần, khiến cho chúng ta thấy khó yêu mến nhau, khó thông cảm với nhau, vì chúng ta cảm thấy bị cô lập, sợ hãi và e dè người khác…”

“…Tình trạng giữ cha mẹ và con cái cũng tương tự như thế. Cha mẹ thì muốn con trở thành bác sĩ, luật sư để cho được nở mặt nở mày cha mẹ, nhưng con thì lại muốn trở thành lực sĩ hay diễn viên điện ảnh, vì con đường ấy đầy hào quang, quyến rũ. Mỗi bên đều có cái lý của mình, nhưng cha mẹ thì phát hoạ tương lai cho con vì mình chứ không phải vì con, còn con cái thì không đoái hoài gì đến cảm nghĩ của các bậc sinh thành. Tức là hai bên thiếu sự thông cảm cho nhau vì đã đứt liên lạc với nhau từ lâu. Nghĩa là ở cùng một nhà nhưng thành hai người xa lạ từ lâu mà không hề hay biết.”

Tâm thức phương Đông trong đời sống: “quan trọng nhất là quan niệm lấy tâm linh làm chủ thể của đời sống”… “Cái tâm thanh thản nhẹ nhàng giúp cho người dễ hoà nhịp với thiên nhiên và dễ cảm thông với người khác, khiến lời nói dễ nghe, ý nghĩ dễ hợp, làm việc gì cũng dễ thành công, sống ở đâu cũng dễ hạnh phúc.”

“Thứ hai là quan niệm về sự tỉnh thức thường trực…tức là thường trực chủ động và hoàn toàn tự do, không bị phân tâm đãng trí vì ngoại cảnh…Tỉnh thức cũng là để biết mình là ai, bản chất của mình là gì, và những nhu cầu về thể chất, trí tuệ, tâm linh của mình ra sao, để theo đó mà bổ túc hầu duy trì sự cân bằng của đời sống.”

“Thứ ba là quan niệm về sự biết đủ. Tức là biết đạt đến một mức nào đó là đủ, chứ không phí cả một đời để tích luỹ những thứ mà thật ra mình không muốn và cũng không cần… Trang Tử có nói rằng: “Thặng dư cũng tai hại như thiếu hụt”, cho nên biết đủ là chìa khoá của sự quân bình.”

Thứ tư là quan niệm trọng thiên nhiên “Thuận thiên dĩ tồn”

(05.11.20)

Vui lòng đánh giá bài viết! Click to rate this post!
[Total: 0 Average: 0]

Leave a Reply