Tự tánh như hồ thủy, thanh triệt minh liễu, nhập định như thanh không, vạn lý vô vân.
23.01.21 (30 Tết A:) Muôn dặm không mây – Tôn Thư Vân (Ten thousand miles without a cloud)
LND: Câu chuyện thú vị của một người theo chân Đường Tam Tạng xưa, cũng cho ta có một cái nhìn cận cảnh hơn mà Đường Tăng xưa đã trải qua trong quá trình thỉnh kinh và học tập – đồng thời khắc họa hình ảnh của một vị sư đại trí đại từ đại bi trên suốt quá trình đi lấy kinh cũng như hoằng dương phật pháp về sau. Nếu câu chuyện nhìn dưới góc của một con người dũng cảm, của những sự ghi chép văn hóa lịch sử tư tưởng của các dân tộc khác nhau thì quả là một cuốn sách “cập nhật” tốt từ sau “Đại Đường Tây Vực ký” của Huyền Trang, nhất là cái nhìn vào những mấy năm trước và sau mấy chục năm cách mạng văn hóa 1966. Nhưng để nói về sự sâu sắc của phật giáo hay các triết lý tư tưởng thực hành của đạo Phật thì cảm giác có vẻ hơi nông – nhưng cũng khó có thể kỳ vọng gì hơn, cuốn sách quả thực đã đạt được mục đích kể chuyện của nó, mặc dù đôi lúc vẫn còn tư tưởng Đại Hán – tự hào dân tộc quá cao và nhìn người khác thấp hơn (thay thay vì nhìn nhận đơn thuần như 1 con người và ảnh hưởng của lịch sử) – nhưng về cơ bản đã cho người hiện đại một cái nhìn mới mẻ về con đường mà Huyền Trang đã đi qua cũng như cho thấy một phần quy luật Sinh Trụ Hoại Diệt (Thành Trụ Hoại Diệt) cho cả con người, tôn giáo, đất nước, và văn hóa theo thời gian khốc liệt như thế nào.
— Một vài trích dẫn —
(Bertrand Russell) Mục đích của triết học là giúp cho người ta biết cách sống trong tình huống không biết.
Nho giáo cường điệu vấn đề trật tự xã hội, còn Đạo giáo chuyên chú về sự thống nhất giữa con người và vũ trụ, mục đích của nó là tìm cầu trường sinh bất lão trong hiện tại. Nho và lão đều không giải đáp được vấn đề mà con người muốn biết nhất – con người sau khi chết đi về đâu? Phật giáo tin tưởng nhân quả báo ứng, người hành thiện tích đức nhất định được sanh vào thế giới cực lạc, điều này đã giải đáp được nỗi lo của con người đối với đời sau, cũng đáp ứng khát vọng của con người về tình thương yêu, chính nghĩa, và bình đẳng. [Leo: như là nhảy cóc kết luận?]
Nhưng không ai chắc họa từ đâu đến. Bất luận xảy ra việc gì cũng đừng nên nản lòng, cắn răng chịu đựng sẽ qua thôi.
“Nếu ngay cả với vợ cũng không cảm thông, thì còn nói gì đến phổ độ chúng sinh chứ?”
(Đại Thừa) Phật vốn vô ngã, sao ngài có thể chỉ giác ngộ một mình mà không nghĩ đến chúng sinh đang đau khổ chứ?
Thật ra đau khổ hay an lạc là do quan điểm của chúng ta. Như lời Phật dậy: nhất niệm sinh thiên, nhất niệm địa ngục.
Tôi không chút sợ hãi…vì tôi hoàn toàn không biết cái gì đang chờ tôi ở con đường phía trước
Thật vậy, chính sự nhanh nhẹn, dũng cảm, thoải mái của bộ tộc du mục đã bù đắp cho sự bảo thủ, mềm yếu của nền văn hóa nông nghiệp, tạo thêm một mạch sống mới cho dân tộc Trung Hoa.
Đồng thời họ cũng nhận ra không có một vật gì có thể biểu đạt được cảnh giới giác ngộ sau cùng…biện pháp tốt nhất là trầm mặc.
Tự tánh như hồ thủy, thanh triệt minh liễu, nhập định như thanh không, vạn lý vô vân.
Pháp tướng tông nói vạn sự vạn vật trên thế giới đều do chúng ta nhận thức mà ra, tự thân nó không hoàn toàn độc lập tồn tại, nói một cách khác, rời ý thức con người, tất cả đều không có.
“Con đường giác ngộ rất dài, đầy mâu thuẫn và đau khổ, hơn nữa không ai đi thay cho chúng ta được… Sau cùng chỉ có chúng ta tự mình thực hành, dùng tâm thể nghiệm cái an lạc tự do này, mới có thể chân chính đạt được giác ngộ.”
“Phật” trong tiếng Hán = bên trái chữ nhân bên phải chữ “Phất” (phi) → “Phi Nhân”
Nếu như vạn vật không vĩnh hằng? Thì sao có thần linh vĩnh hằng?…Cũng như vậy, kinh điển ta nói ra cũng như chiếc bè để người qua sông, chứ không phải để người vác mà đi.
Phải nương tựa vào chính mình, tinh tấn chánh niệm. Lấy chánh niệm làm kim chỉ nam, không phóng dật. Lấy đây làm trụ cột, sẽ không còn sinh tử, đoạn trừ đau khổ. (Asoka)
Tự giúp mình chính là trời giúp.
“Không có khoa học, chúng ta sẽ quay trở lại thời kỳ Trung Cổ tối tăm; không có tín ngưỡng, cuộc sống của chúng ta sẽ trở nên đơn điệu”
“Người mê thì không biết tịnh độ chính trong lòng họ. Ngược lại họ niệm danh hiệu Phật, mong cầu tái sinh nơi thế giới Tây Phương. Nhưng nếu họ không tiêu trừ những tạp niệm trong lòng thì Phật làm sao mà đón tiếp họ? Người thông minh tịnh hóa tâm linh của chính mình, tịnh độ tâm linh chính là thế giới Tây phương cực lạc”
Không thể thành Phật, thì cũng có thể thành Thiện Nhân.
(Huyền Trang, lời cáo biệt trước viên tịch) “Thân này vô thường. Vì vậy mọi việc đã làm xong, không nên ở lại lâu. Nguyện tất cả công đức tu phúc huệ lợi lạc khắp hữu tình. Nguyện đồng sinh vào quyến thuộc Đức Di Lặc. Phụng sự Từ Tôn. Sinh vào thời Phật. Cũng nguyện làm tất cả các Phật sự. Hướng đến vô thượng bồ đề.”
Bắc Giang, 30 Tết AL Nhâm Dần (2022)