You are currently viewing (2nd Read) Khi bong bóng vỡ – When the bubble burst (John P.Calverley)

(2nd Read) Khi bong bóng vỡ – When the bubble burst (John P.Calverley)

21.02.21 (2nd Read) Khi bong bóng vỡ – When the bubble burst (John P.Calverley)

Leo: Thêm một lần nhìn tổng quan vào tình hình kinh tế vĩ mô, liên đới giữa trái phiếu – chứng khoán – và bất động sản. Bong bóng có tính chu kỳ, và một người đầu tư thông minh nên nương tỷ lệ phân bố danh mục đầu tư của mình theo bong bóng (ví dụ: bán bớt cổ phiếu khi đang ở bong bóng, chuyển qua các loại tài sản đảm bảo khác ví dụ như trái phiếu….và quay lại tăng tỷ lệ đầu tư cổ phiếu khi thị trường bị định giá thấp)

Nhìn chung 1 thị trường cổ phiếu định giá hợp lý (USA) khi hệ số P/E vào khoảng 8-20, nếu P/E cỡ 30 thì có thể đang ở trong giai đoạn bong bóng.

Về cơ bản bong bóng sẽ kéo dài vài năm, và có chỉ báo, chứ không đột ngột, nên hoàn toàn có thể chuẩn bị trước → tuy nhiên dự đoán chính xác khi nào bb nổ là 1 điều bất khả (cannot timing the market)

— một vài trích dẫn —

*Khi ngân hàng thua lỗ → chính phủ nhảy vào cứu → tiền từ thuế (lại đổ lên đầu dân)

Những đặc trưng cơ bản của 1 bong bóng*:

1- Giá tăng nhanh & kỳ vọng tăng liên tục

2- Định giá tài sản quá cao so với quá khứ hoặc mức giá hợp lý

3- Một yếu tố mới tác động: công nghệ, địa chính trị, dịch bệnh (Leo)…

4- Các nhà đầu tư mới, khởi nghiệp, sự quan tâm đáng kể của công chúng

5- Tín dụng (vay) tăng, nợ tăng…người vay mới & chính sách mới (F0, 0% FED…)

6- Chính sách tiền tệ nới lỏng, lạm phát giảm FED an tâm, tỷ giá mạnh

7- Tỷ lệ tiết kiệm giảm

Đặc điểm cuối cùng của 1 bb là 1 tỷ giá hối đoái mạnh, hoặc đối với các nước có tỷ giá cố định, là một luồng vốn đi vào. Trong thời gian bb, tiền từ nước ngoài đổ vào quốc gia đó, do sức hấp dẫn của tài sản tăng giá hay do sức mạnh của nền kinh tế đang đi lên.

Sụt giảm đầu tư phần nào là hệ quả trước tình hình lãi suất tăng cao và kỳ vọng tăng trưởng kinh tế sụt giảm. Nhưng đồng thời điều đó cũng phản ánh lượng đầu tư quá mức đã diễn ra trước đó.

Giảm phát [giá sau giảm đi] khiến các công ty buộc nhân viên phải làm việc vất vả hơn trong thời gian dài hơn, đơn giản là bởi vì họ không thể tăng giá để nâng lợi nhuận.

Sự bùng nổ của nhà đất trở thành bb khi những người sở hữu nhà bắt đầu coi việc mua bán nhà trước hết là 1 kế hoạch đầu tư hơn là tìm 1 nơi để ở, và khi những nhà đầu tư ngừng quan tâm đến thu nhập từ cho thuê nhà và tập trung hoàn toàn vào lợi nhuận thu được từ việc mua bán. [Yếu tố chính: lãi suất thấp]

 Khủng hoảng, về cơ bản, là do vay nợ quá nhiều.

Bộ óc của chúng ta được lập trình để làm cho ta cảm thấy tin tưởng quá mức.

Chúng ta  tìm kiếm các quan điểm và ý kiến củng cố quan điểm đã chọn của chúng ta.

Xu hướng ngoại suy trong quá khứ gần, hơn là đi theo một quan điểm dài hạn hơn về quá khứ hoặc về xác suất rủi ro.

Trong các trường hợp phá sản những người nắm giữ trái phiếu sẽ được trả tiền trước cổ đông.

Đối với tôi, dường như bất động sản nên được định giá [4%-6%] để có lợi nhuận nằm giữa mức lợi nhuận của trái phiếu chính phủ [2%-4%] và cổ phiếu [5%-7%].

Phải cố gắng giảm tỷ trọng tài sản khi nó có vẻ lâm vào thời kỳ bong bóng và tăng tỷ trọng lên khi thị trường đang suy sụp.

Vui lòng đánh giá bài viết! Click to rate this post!
[Total: 0 Average: 0]

Leave a Reply